Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Chương 2 Nhân Quyền và Bất Bạo Động

Chương 2

Nhân Quyền và Bất Bạo Động

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong thời gian vừa qua vắng dần do sự đàn áp ngăn cản của chính quyền, nhưng đánh đổi lại trước sự sôi sục vì lòng yêu nước, người dân có thể nổi lên bạo loạn bất cứ với lý do gì tại các địa phương.
 
Trước hết phải nói đến những cuộc đình công của công nhân từ Nam chí Bắc, không ngày nào không xảy ra những cuộc cuộc đình công để đòi tăng lương, cuộc sống hiện tại quá khó khăn vật giá tăng vọt từng giờ. Nổi bật nhất cũng như đau thương vô cùng, đó là người bảo vệ của một công ty theo một lệnh ngầm đã nhảy lên xe thay tài xế, tất nhiên kẻ vô nhân tính này không có bằng lái xe, y đã húc xe tải vào công nhân đang biểu tình trước cổng để đòi tăng lương, hậu quả nhiều công nhân bị thương nặng và một người chết tại chỗ!
 
Cuộc nổi dậy của toàn dân, phải nói là toàn dân vì khi chiếc xe ba gác chở xác em Hiền, 16 tuổi chết oan do sự tắc trách của các BS Bệnh viện Năm Căn, Cà Mau chẩn đoán sai và thiếu trách nhiệm, dân chúng hai bên đường trong khắp thành phố đã đổ ra lòng đường với những lời phản đối cùng hô lớn ‘Bọn bất nhân, bọn bất nhân tham nhũng…’ Thông tin chính thức trên các báo có đến 30 người đã bị bắt và sắp bị truy tố! Tất nhiên ai cũng bị quy chụp cho cái mũ hình sự, không có người nào là tù lương tâm cả dưới chế độ Cộng sản.
 
Vụ tập họp đông nhất trong ôn hòa đến chín ngàn người, đó là các tín hữu Công Giáo và Tin Lành đã hội lại để đón mừng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong Chân Phước. Theo nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo lão thành Michael Benge‘vào tháng Năm vừa rồi trên 75 người Hmong Thiên Chúa Giáo đã bị sát hại. Hàng trăm người khác đã bị thương hay bị bắt giữ và đem đi những nơi không được tiết lộ’.
 
Dân oan biểu tình đòi đất đai, 1 trẻ 12 tuổi bị bắn chết!
 
Trong khi đang tập trung trước công trường nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa đòi quyền lợi vì chính quyền và chủ thầu dự án tiến hành thu hồi đất, công an đã xả súng vào đám đông dân chúng khiến 2 người gục ngay tại chỗ. Sau khi được đưa đi cấp cứu, một nạn nhân tử vong và hai người bị thương nặng. Nạn nhân tử vong là một trẻ em 12 tuổi.
Ba nạn nhân gồm: chị Lê Thị Thanh; em Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam.
Em Lê Xuân Dũng là người đã tử vong. Người nhà em đã gào khóc, kêu la thảm thiết ngay tại bệnh viện.
Ông Lê Hữu Nam 43 tuổi hiện đang chấn thương sọ não nghiêm trọng được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Chị Lê Thị Thanh 37 tuổi, người dân thôn Trung Sơn bị đạn bắn xuyên tay và đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia.
Người dân bị đè nén từ lâu, cuộc sống lâm vào cảnh bần cùng vì bị cướp đất, cùng với căng thẳng từ vụ việc công an xả súng vào đám đông dân chúng, rất đông dân cư ở đây đã tiến tới tư gia của ông Lê Trọng Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để phản đối, bày tỏ sự tức giận. Căng thẳng dâng mạnh đã khiến những người dân này đập phá các đồ đạc trong nhà riêng của ông Hồng, mà theo họ, đó là những “tài sản nhờ tham nhũng, ăn chặn tiền đền bù của dân”.
Theo thông tin trước đó, vào ngày 18/5, tại Hải Phòng, thông qua Ban giải phóng mặt bằng, đại diện chính quyền đã thuê hơn 40 côn đồ thẳng tay tấn công phụ nữ, người già. Mặc cho nạn nhân quỳ lạy van xin, bọn côn đồ vẫn ra tay vô cùng tàn nhẫn bằng đá và gậy gộc” !
Cần nhắc thêm rằng, dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Năm 2009, nơi này từng xảy ra vụ việc hơn 200 công nhân Trung Quốc cầm gậy gộc xông vào nhà dân đập phá, cướp bóc.
- 200 công nhân Trung Quốc “quậy” ở Nghi Sơn, Thanh Hóa! Trên Vietnamnet đã đăng tải vụ việc này.
Người ta đặt câu hỏi rằng “tại sao Chính quyền địa phương tỏ ra bất lực với công nhân TQ làm loạn, nhưng lại sẵn sàng nổ súng bắn chết dân lành vô tội? Người nông dân không thể có súng, hãy trả lời 2 phát súng ở đâu ra ? Kẻ nào đã gây ra cái chết thương tâm với em Dũng?”. Đó cũng là những câu hỏi của người Việt Nam hôm nay!
Cũng chỉ cách đây một thời gian, thông tin về việc hai em trai ở Nghệ An, Nguyễn Trung Trọng Nghĩa 15 tuổi và Nguyễn Trọng Đức 12 tuổi bị những bạn bè đồng lứa chặn đánh hội đồng trên đường đi học để trả thù chính trị do phát biểu bày tỏ nhận định của mình về nền giáo dục, về trật tự xã hội. Vụ ẩu đả này cũng do công an thực hiện, qua bàn tay của trẻ em!
Trong khi dư luận vẫn chưa hết tức giận vụ việc em Hào Anh 14 tuổi ở Đầm Dơi, Cà Mau bị nhà chủ đánh đập tàn nhẫn, hành hạ như thời Trung cổ, những tin tức, hình ảnh này sẽ gióng chuông lên một hồi chuông báo động về trách nhiệm của công an, những người bảo vệ trật tự trị an xã hội, đang không còn.
Hàng trăm dân oan miền Đông, miền Tây đổ về Saigon biểu tình!
 
Một dân oan ghi rõ danh tính “Chị Nhu: Bộ Chính trị và 63 bí thư, 63 chủ tịch của 63 tỉnh thành phải gương mẫu đi đầu công khai tài sản để toàn dân giám sát. Đảng nói được, đảng phải làm được”
 
Quá nhiều oan sai!

- Tại sao bị bắt? Tội yêu nước!
 
Câu chuyện về Ông Dương Văn Nam, một người thân cận với ông Nhượng – người đấu tranh cho dân oan, kể lại: “Tại sao anh Nhượng bị bắt, là vì đưa một số người ra Hà Nội biểu tình vì “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, lôi một ô-tô đi đấy, kéo một số người đi đấy. Em chuẩn bị hôm nay định đi thì ông công an vừa mới xuống nhà em xong, và nếu đi thì sẽ bị bắt”.
 
“ Đấy, một là cứ đi để cộng sản bắt vào nhà tù, hai thì thôi đành phải chấp nhận ở nhà. Sự thể là như thế. Đấy, nó cũng gay gắt lắm. Nếu mà em cứ đi thì họ sẽ bắt em vào nhà giam đấy. Biểu tình Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, đi biểu tình là vì cái ấy thôi chứ không phải chống độc tài cộng sản. Mình đi biểu tình là để đòi lại đất đai, biển đảo, nhưng là vì họ sợ Trung Quốc. Độc tài nước bé bao giờ cũng sợ độc tài nước lớn.”
 
Người dân oan quanh vùng đều thuộc làm lòng câu chuyện dám hy sinh của Ông Nhượng “Anh bênh vực cho dân oan, đấy như cái vụ chị Hoàng Thị Xây, 51 tuổi, người dân tộc Nùng, ở thôn Tiến Thắng, xã Tiến Bộ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, cái vụ mà công an viên Lý Văn Bảy của thôn này đã tổ chức người nhà của mình và bản thân mình ra bắt cóc chị Hoàng Thị Xay ở giữa ruộng…
“…Sau đó họ lột quần chị ra để xát muối ớt vào bộ phận sinh dục nữ của chị Xay!
“…Công an Bắc Giang hiện nay rất căm giận và bực tức anh Đinh Văn Nhượng vì đã xới lại cái vụ này cho dù chìm xuồng từ 3 năm rồi…
“…Thứ hai là trong cái vụ bắt năm đồng bào dân oan khi đến nộp đơn khiếu kiện ở UBND thành phố Bắc Giang, trong số năm người đó có bà Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Thanh.v.v…sau đó từ trại tạm giam, Công an chở lên tận sát chân núi Yên Tử và thả ở đấy. Có 18 công an đi theo áp giải để thả đồng bào rất xa để đồng bào coi như là phải vất vả đi về. Riêng chị Nguyễn Thị Thanh bị đánh đập đến mức rạn xương mặt phải đi bệnh viện và chính anh Đinh Văn Nhượng đã cùng với đồng bào tố cáo việc này, và anh bênh vực rất nhiều đồng bào dân oan ở trong tỉnh.”
Dư luận trong nước cho rằng những cuộc bắt bớ trước ngày biểu tình cho thấy chính quyền rất lo ngại việc biểu tình chống Trung Quốc sẽ kết hợp với những nguyên do khác có thể dẫn tới một cuộc cách mạng hoa nhài thứ hai sẽ bùng nổ tại Việt Nam cho dù chỉ là những biểu dương ôn hòa trong trật tự! Người dân nhất là dân oan đã mất mát quá nhiều và thật sự cũng không ai muốn thêm đau thương mất mát ngoài cái quyền được sống trên đất nước nơi mình được sinh ra làm người!
Nhân quyền không phải làm những việc to lớn, nhưng  là những việc nhỏ có khi rất tế vi nhằm mang lại hạnh phúc cho con người. Vũ khí của người bảo vệ nhân quyền đó là những nguyên tắc từ các giá trị đạo đức phổ quát mọi người cùng công nhận như 'Hãy yêu thương đồng loại, thảo kính cha mẹ, chớ làm chứng dối, chớ giết người...'

Như vậy nhân quyền gắn liền với tinh thần bất bạo động một cách tích cực tạo nên triết lý sống đích thực nơi mỗi cá nhân hầu góp phần biến đổi xã hội ngày càng tốt đẹp. Hầu hết những người biểu tình không cầu nguyện theo tôn giáo nào cũng biết Cầu Trời: Trời kia có thấu chăng!
 
- Cầu nguyện, chính mình làm gương trước, góp ý với người trong thiện ý và tiếp tục cầu nguyện. Cầu nguyện cá nhân, theo từng nhóm và trải ra lan tỏa đến các Cộng đồng lớn nhỏ.

Cầu nguyện thuộc phạm vi gia đình:
-Cầu cho gia đình có nhiều ơn gọi, biết thương yêu nhau.
      -Cầu cho gia đình có con cái chớ sa chước cám dỗ mà hư hỏng.

Cầu cho xã hội:
        -Cầu các viên chức chính quyền từ địa phương đến trung ương minh bạch công khai
       - Cầu cho công an khu vực đến trung ương sống gương mẫu biết thương dân.

       - Cầu nêu rõ tên họ những cán bộ địa phương và trung ương hư hỏng mà chính quyền bao che trong hy vọng có sự biến đổi cá nhân và góp phần điều hành đất nước. Bao giờ các Thánh Thất, Chùa Chiền, Thánh Đường dám đứng thẳng người không phải để cầu xin ban cho, nhưng nêu đích danh những tên tham ô bán nước cầu cho họ biết trở lại với cộng đồng, đó là dấu hiệu khởi đầu của của tôn giáo ấy nhập thể trong lòng dân tộc!

Đấu tranh bất bạo động là một sự kiên nhẫn nhưng không hẳn phải lâu dài, một khi có sự cầu nguyện triệt để sẽ nhanh chóng 'từ hòn núi này chuyển sang hòn núi nọ', như chiếc vòng boomerang sẽ dội lại vị trí cũ nhiều ít do độ căng trương mạnh khi bắn đi.

Thậm chí phải chấp nhận sự trả thù bẩn thỉu vì đụng đến những cái xấu của cá nhân tạo nên sự băng hoại cho cả tập thể. Đến đây tập đoàn thống trị do khủng hoảng có thể đưa ra những quyết định sai lầm cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Thế nhưng để bảo vệ nhân quyền qua phương cách bất bạo động có thể thể hiện bằng nhiều phương cách khác nhau như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, bất phục tùng, hành động bất bạo động trực tiếp hoặc gián tiếp qua thời bùng nổ thông tin vô cùng thuận lợi như hiện nay.

Cuộc đấu tranh bất bạo động của các dân tộc như Việt Nam sẽ sớm thành công vì dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc luôn lấy tương sinh làm nguyên tắc nền tảng để sinh tồn như khởi thủy trong sự hình thành dân tộc với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và trong suốt quá trình dựng nước luôn là sự tương tranh giữa các dòng họ, đến sự phân chia lãnh thổ với Trịnh Nguyễn phân tranh và gần nhất với Quốc Cộng đều để lại những bài học lịch sử đắt giá: càng gieo hận thù sẽ càng chuốc lấy thù hận!
 
Cho nên cuộc đấu tranh bất bạo động sẽ không nằm ở khía cạnh tiêu cực thụ động nhưng nó nhanh chóng kết thúc một chế độ độc tài nào đó nếu còn tồn tại diễn ra với dân tộc này. Chính sự quyết tâm và lòng kiên quyết qua phương pháp bất bạo động và sự phản ứng nóng vội của nhà nước độc tài toàn trị sẽ nhanh chóng kết thúc khủng hoảng.

Sự nóng vội như chuyện cái bánh vẽ qua chương trình quy hoạch Hà Nội thành chùm đô thị định hướng đến năm 2030. Dự kiến tới năm 2020, con số này lên tới 7.100-7.500 USD và phấn đấu tăng đạt 16.000-17.000 USD vào năm 2030/ đầu người (sic). Theo Quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 khoảng 69-70 tỷ USD. Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội cần 110-120 tỷ USD để đầu tư! Thông tin từ website Chính phủ.
 
Một bên đầy sự kiên nhẫn khôn ngoan, có đức tin, trong khi bên kia nóng vội cho dù thừa thủ đoạn nhưng thiếu sự khôn ngoan. Chính lúc bạo lực vũ trang xảy ra với những đàn áp tàn nhẫn những người dân không một tấc sắt trong tay cũng chính là lúc quyền lực bắt đầu tuột tay khỏi bạo quyền và dần về tay nhân dân vì Thuyền là dân...Một khi lòng dân không an với bao ai oán cũng chính là dấu hiệu thuyền sắp lật!
 
Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 và đương nhiệm Tenzin Gyatso. Đạt-lại Lạt-ma cho rằng đấu tranh bất bạo động là con đường duy nhất với Trung Quốc. Trong lịch sử hiện đại, đấu tranh bất bạo động đã trở thành một công cụ mạnh mẽ cho sự phản đối vẫn giữ được nhân tính trọn vẹn. Mahatma Gandhi đã lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động kéo dài hàng thập kỷ để chống lại sự đô hộ của Anh ở Ấn Độ và cuối cùng giúp nước này giành độc lập vào năm 1947. Khoảng 10 năm sau, Martin Luther King áp dụng thành công phương pháp bất bạo động của Gandhi trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen. Vào thập niên 1960, César Chávez, tổ chức một chiến dịch bất bạo động để phản đối chế độ đối với nông dân ở California. Chávez giải thích rằng “Bất bạo động không phải là không hành động. Nó không phải là sự hèn nhát hoặc yếu đuối. Nó là một việc khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn để giành chiến thắng.”
 
Đây cũng là phương pháp đấu tranh của nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay: nhân quyền gắn liền với tính nhân bản bất bạo động!
 
 
[1] Vụ H’Mong:
 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét