Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Chương 22 Con phải trả nợ cho Cha!

 Chương 22

Con phải trả nợ cho Cha!

Thưa đây không phải là cha ruột nhưng là cha nội! Nghĩa là trả nợ cho bọn trời đánh, thánh đâm!

Theo kế hoạch xây thành phố mới Bình Dương hơn 150.000 tỷ đồng, sẽ hoàn thành năm 2020. Theo Bộ Tài chánh trong 6 tháng đầu năm 2010 bội chi là 30.000 tỷ đồng bằng 12,64% tổng thu ngân sách. Đúng như lời của dân gian ‘tiền như lá mít’ cũng có nghĩa là quá giàu sang song cũng hàm ý không có đồng nào vì những cái lá mít không thể là tiền thật!

Với mức lương của người công nhân hiện nay chỉ cần một triệu đồng mỗi tháng là mừng lắm rồi, không ai biết số tiền thu chi đến bội chi đó vào túi các quan tham nào với một nền tài chính không có gì công khai minh bạch! Cho đến khi chuyện đường sắt cao tốc được mang ra bàn cãi giữa Quốc Hội mới thấy nợ quốc gia đã tăng sát mức an toàn, đó là lời của các viên chức thẩm quyền, thế nhưng thực tế có lẽ đã vượt quá từ lâu vì cả nước có đến hơn 560 dự án khác nhau đã vay từ vốn nước ngoài. Đó là con số được xác nhận song thực tế có trên hàng ngàn dự án đã vay với sự khẳng định của Cục trưởng Cục Quản lý nợ nói thêm: - Đầu mối thống nhất về quản lý nợ công chưa có, một số cơ quan khác nhau làm việc khác nhau, những lãnh chúa về tiền tệ sản sinh trong chế độ độc quyền Cộng sản, nên thống nhất về thông tin nợ công là kém.
Như vậy, Việt Nam chưa tập hợp được toàn cảnh về nợ công, mạnh ai nấy vay, chưa gắn được quản lý nợ trong nước và nợ ngoài nước hay vấn đề đánh giá mức nợ công an toàn cũng chưa toàn diện, lẽ ra phải đánh giá nợ công cả trong nước, ngoài nước thì mới chính xác. Tất cả đều hẹn nhau chờ một cơ hội, hãy đợi đấy như lời các viên chức Bộ Tài chính, sắp tới Việt Nam sẽ xây dựng chiến lược nợ 2011 - 2020 với ngưỡng an toàn và giới hạn mức cho vay phù hợp, nghĩa là mượn được cứ mượn, vay được cứ vay…tiền thầy bỏ túi…mặc dân sống chết.: "Có một tình trạng là không cơ quan ban ngành nào khi phê duyệt các dự án đầu tư lại quan tâm đến ngưỡng an toàn".

Sướng quá là sướng! Lãnh tụ thuộc các nước kém phát triển, nhất là trong các chế độ độc tài Cộng sản thỏa mái chi tiêu, nguyên tắc tam lập phân quyền gồm Hành pháp, Tư pháp, Lập pháp và cả Tứ quyền đều là Một. Nếu được nêu lên cũng chỉ để nhân danh của thứ trò chơi dân chủ trá hình.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý giá, nếu đụng đến tất cả các dự án của các bộ ngành thì số dư nợ rất lớn, vượt qua chỉ số an toàn, đặc biệt là khi cộng gộp tất cả các dự án lớn như sân bay, cảng biển "và đây là một rủi ro rất lớn". "Vừa rồi khi xem xét dự án đầu tư đường sắt cao tốc Shinkansen với số tiền quá lớn, chúng ta đã buộc phải xem lại ngưỡng an toàn nợ", một viên chức Bộ Tài chánh phát biểu! Cũng theo vị này, nhiều khoản vay vừa qua vẫn chứa đựng rủi ro, bị ràng buộc về điều kiện với các nước chủ nhà.

Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, dự kiến dư nợ Chính phủ năm nay có thể lên tới 44,6%. Có hai nguyên nhân dẫn đến nguy cơ này, đó là việc tăng phát hành trái phiếu Chính phủ và điều chỉnh mức tăng bội chi ngân sách đột biến lên trên 5% GDP.

Thật vậy "Mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức an toàn cho phép. Vay nợ trong nước và nước ngoài gặp khó khăn, phải vay với lãi suất cao, dẫn đến việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia đứng trước những khó khăn cho nhiều năm sau", Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận định.

Chia sẻ với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và nhiều đại diện quốc tế tại hội thảo sáng 2/7 đánh giá tác động khủng hoảng nợ châu Âu với Việt Nam, TS Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho hay, lo lắng tiếp theo đổ vỡ của các nước châu Âu chính là Nhật Bản.

"Chúng tôi rất lo lắng vì thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu, Hy Lạp và các nước xung quanh. Lo lắng tiếp theo là Nhật Bản đang chìm sâu trong nợ nần. Nếu tình hình  nợ vẫn tăng thì có thể là một sự đổ vỡ mới, ảnh hưởng lớn đến thế giới và khu vực".

Sở dĩ tình hình nợ nần của Nhật Bản khiến Cục trưởng Cục Quản lý nợ lo lắng đến như vậy vì trong cơ cấu nợ nước ngoài hiện nay, tỷ lệ vay theo đồng yên chiếm áp đảo (41,96%) so với đồng USD và EUR. "Việt Nam vay rất nhiều loại đồng tiền, cơ cấu đa dạng. Rủi ro là tỷ trọng đồng yên tương đối lớn", ông Đô bộc bạch.

Chia sẻ mối lo lắng này, ông Lê Xuân Nghĩa (Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia) bổ sung: "Tình hình nợ công của Nhật Bản đang ở ngưỡng rất nguy hiểm, đã chạm ngưỡng 200%GDP. Thâm hụt ngân sách - 10,2%". Thống kê cho hay, Nhật Bản hiện đứng thứ hai trong 10 quốc gia có tỷ lệ nợ công ở mức nguy hiểm, chỉ sau Iceland và trên cả Hy Lạp.

Việt Nam ngoài số tiền do Việt Kiều gởi về nước trên mười tỷ Mỹ kim mỗi năm, một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào công nợ nước ngoài và sự đáng lo ngại nhất vẫn là với số vốn ODP, các nhà lãnh đạo VN trong một cơ chế lỗi thời với những phương cách thực hiện như thu hồi vốn cũng chỉ là những lời nói suông viễn tưởng như phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng người hăng say cổ võ cho dự án đường cao tốc Bắc Nam vừa qua trước Quốc Hội đại ý: Chúng ta yên tâm đến 2050…chúng ta rất phát triển vững mạnh…Nhìn thấy ông Phó Thủ tướng đã gần xuống lỗ chỉ mong ông được ấm mồ mã và con cháu bớt khổ khi những con người huyễn hoặc như ông đang lãnh đạo đất nước trở thành đổ vấy mọi chuyện tất tần tật từ A đến Z này!

Đúng là ghét của nào trời trao của ấy, hơn ai hết những người CS luôn phê phán những kẻ cơ hội, nhưng nay bọn theo đuôi chúng, không đáng gọi là hậu duệ sợ tội nghiệp cho cái nhãn Tiến sĩ của Các Mác, cho nên gọi là theo đuôi vì thật sự những lãnh tụ Việt cộng hiện nay, nếu Mác Engels mà sống lại sẽ hoảng hồn bật ngửa từ những hệ lụy mà các ông viết ra ‘từ ảo tưởng này đến ảo tưởng khác’, một thứ không tưởng trên bình diện lý thuyết để lấp đầy cái dục vọng khả giác thấp hèn của chúng gồm: thói tham lam tiền bạc hối lộ của cải, nhục dục thấp hèn thuộc những gì hạ đẳng nhất đều có về mặt tính thể xấu xa của con người, nó thể hiện ra bên ngoài đến lộ liễu không còn biết thế nào là nhân cách thể diện khi mang bộ mặt người.

Câu chuyện không có một ‘cơ quan ban ngành nào khi phê duyệt các dự án đầu tư lại quan tâm đến ngưỡng an toàn’. Một đất nước đang rơi vào vực thẳm của những tệ hại vào một thời gia đình mạt phúc với những đứa con chỉ lo đi vay nợ để tiêu xài hoang phí…so với các công trình hạ tầng, cầu cống, đường sá, trường học đã được hoàn thiện bao nhiêu? Nào thủy lợi, các hãng hàng không, đường cao tốc...vốn vay ODA đang là mối lo ngại quan yếu cho tương lai dân tộc khi một nhà nước vẫn chưa xây dựng được Chiến lược quản lý nợ công, mọi thứ đều đề cập đến các từ dự định sẽ tính đến, hay của cái gọi trong định hướng xã hội chủ nghĩa!

- Đầu mối thống nhất về quản lý nợ công chưa có, và một thực tế trước mắt hiện nay VN phải trả 11 tỷ đô la nợ quốc gia từ 2006 đến 2010, than ôi số tiền lớn biết bao với một nước nghèo nhưng hỏi ra các các cán bộ nhà nước và cả các công dân đang nai lưng đóng thuế cũng không một người nào biết nợ về cái gì, chi dùng vào đâu và trả cho ai…! Với một quan niệm như thế nên không lạ gì trên bình diện quốc gia, VN hiện nay không có con người có khả năng để giải quyết nợ cũng như các cơ quan quản lý công nợ hiện hoàn toàn chưa thành lập.

Ngoài ra với việc phát hành trái phiếu quốc tế vô tội vạ, tất nhiên với người dân trong nước đã quen ‘quỵt’ nhưng trên bình diện quốc tế có công pháp hẳn hoi, hà tất các thế hệ mai sau phải trả! Mạnh ai nấy phát hành như chuyện đi vay, không có cái nhìn thống quan tiên liệu của những người lãnh đạo đất nước nên mạnh người nào cũng tìm cách thu tiền mà không tính được sự quay vòng của tiền tệ sinh ra tiêu cực trong hiệu quả sử dụng như có lần ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tuyên bố ‘tiền đô la tồn đã không biết dùng vào việc gì!’

Câu chuyện cái ung Vinashin đang bùng phát, ai chịu trách nhiệm về vay nợ nước ngài của tập đoàn này, đặc biệt khoản phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra nước ngoài? Những thặng dư giá trị từ trước đến nay ai đã hưởng đến tận cùng của nguồn vốn… Những khoản trái phiếu mà công ty quốc doanh này đã bán ra nước ngoài và chia nhau hưởng từ hạ tầng đến trung ương gồm những ai…Tất cả rồi ra đối với nhà mua trái phiếu, họ chỉ biết là Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm và nhiều thế hệ mai sau phải nai lưng cho bọn ‘ông nội này’.

Trong khi các chỉ tiêu kinh tế lúc nào cũng rêu rao là vượt so với dự tính, thì nhiều vấn đề xã hội lại chưa được giải quyết. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, chỉ tiêu xử lý ô nhiễm môi trường quá kém. Ai đến Sài Gòn đều có dịp ngang qua dòng sông Thị Nghè và các kênh lạch khác trong thành phố này sẽ rõ! Đó là ngay nơi gần ánh nắng mặt trời còn như thế, quý hồ chịu khó ra ngoại ô và về các tỉnh vấn đề ô nhiễm thật kinh hoàng hơn. Một vấn đề an ninh môi trường với những thoái hóa trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trầm trọng, như tỷ lệ dùng nước sạch ở đô thị, chất thải rắn được thu gom...Tính mạng của các công dân đều sát sườn với tử thần!

Đáng lưu ý là tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đang tiếp tục "giật lùi", chỉ đạt 50%, thấp hơn so với năm 2008 (60%). Cụ thể như Bệnh viện Chợ Rẫy theo các phóng sự trên báo chí vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải…Hảo tề cho một bệnh viện thuộc loại lớn nhất nước!

-Tất cả những vấn đề nêu trên gây nên tâm lý hoang mang lo lắng cho người dân và doanh nghiệp vô cùng!

Giải pháp đề nghị: Hãy trả thẩm quyền lại cho người dân  qua bầu cử tự do, công bằng. Không ai bắt các ‘đồng chí’ phải bỏ đảng hay sửa lại cương lĩnh, chỉ mong các ‘đồng chí’ sớm củng cố đảng như các ‘đồng chí’ lão thành đã khuyên răn, can gián để được người dân chọn lựa không trong nhiệm kỳ này thì cố gắng hóa thân tốt hơn để được tín nhiệm trong lần sau, đừng để người Việt Nam lại phải giết nhau vì hận thù chỉ sinh hận thù chồng chất!


-Hãy đến với một Đường lối mới: KHÔNG HẬN THÙ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét