Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Chương 24 Truyền thống thượng võ của Nguyễn Huệ

 Chương 24

Truyền thống thượng võ của Nguyễn Huệ

Truyền thống thượng võ bất khuất hào hùng của dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống dựng nước, giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm qua hơn 4000 năm lịch sử đã tạo nên khí phách của con người Việt-Nam.
Võ thuật có liên quan mật thiết với lịch sử văn hóa, nên công việc bảo tồn và phát huy là nhu cầu cấp thiết.
Hôm nay được quảng cáo của các đài truyền hình tại Qui Nhơn, Bình Định có tổ chức Lễ hội võ thuật để mừng Ngàn Năm Thăng Long, bỏ thời gian ngồi xem với tư cách một môn sinh của võ Bình Định xin ghi lại mấy nhận xét như sau:
  • Cảnh quan ban đầu khi các vận động viên xuất hiện giống như đi Chùa, không mang sắc thái dồn dập lên đường của quân Tây Sơn mà võ Bình Định là một nghệ thuật binh pháp tạo nên dũng khí trong quân  sĩ của Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
  • Tiếng trống của Tây Sơn như hồi chuông giục binh sĩ càng lúc càng dồn dập ‘Đánh cho chích luân bất phản, cho phiến giáp bất hoàn…’ Nhưng có chỗ khoan thai nói lên lòng nhân đức của sự từ bi hỉ xả…Tư tưởng của Phật giáo thấm sâu trong lòng dân tộc này!
  • Màn biểu diễn võ thuật đầu tiên với bài thảo quyền pha côn quyền, đao, kiếm…rất lộn xộn. Diễn tập thể nhưng các cá nhân không giữ đúng được chuẩn vai trò của mình, kẻ này nhìn người nọ. Riêng bài thảo Ngọc Trản chỉ có hai võ sư trình diễn nhưng cũng không ăn khớp với nhau dù bài thảo này đến nay vẫn còn bài thiệu và đặc sắc là từ tinh thần dân tộc người Việt đã viết theo thể thất ngôn còn Trung Quốc dùng theo thể tứ tuyệt. Lý ra phải xướng bài Thiệu theo giọng hát bội của Bình Định vừa khoan vừa nhu như giục quân và các võ vĩ biểu diễn võ thuật qua từng thế võ của bài Thảo: ‘Ngọc Trản Ngân Đài, tả hữu tấn khai, Luyện Diệp Liên Hoa Đả Sát Túc’…nhưng các võ sư đã múa không nhịp nhàng. Thật ra chỉ cần một bài Ngũ Hành thảo trong cách biểu diễn thật đồng bộ của hàng trăm võ sinh cũng đã tạo nên một sinh khí hào hùng mang tính giáo dục về sự đoàn kết thống nhất dân tộc qua bài quyền này, đây cũng là bài có thể áp dụng tập thể dục buổi sáng với mọi người!
  • Cờ Đào, không thấy lá cờ đào nào hết ngoài cờ của đảng Mác Lê, không thấy áo vải mà chỉ thấy áo hát bội, một lối hát dân gian Bình Định song cũng không đúng cách nữa! Bình Định là nơi qui tụ, phát triển những tinh hoa độc đáo của nền võ thuật dân tộc Việt Nam, cao điểm với phong-trào khởi nghĩa Tây Sơn vào những năm giữa thế kỷ XVIII do người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ - Quang Trung khởi xướng và lãnh đạo.
  • Kính cận thị hay loạn thị, thời Quang Trung làm gì đã có kính cận nhất là với binh sĩ, nên khi diễn lại sự kiện lịch sử từ quần áo tác phong phải đúng với thời đại đó. Những nghệ sĩ diễn về nhạc hip hop thời nay mang kính dày cộm cũng không ai nói gì, nhưng lính Quang Trung mà mang đầy kính loạn thị chắc chắn đạo diễn thiếu văn hóa và cao hơn đó là các ông Trung ương tham dự lần Hội võ này với mục đích mừng ngàn năm Thăng Long!
  • Lắc rung, nếu muốn múa và lắc cũng phải theo nhịp điệu của trống không phải muốn rung cà lắc lúc nào tùy tiện không giống ai thậm chí có em rung làm điệu muốn rớt cả phần ngực trên ra ngoài.
Theo Ông Đinh Cát thuộc hậu-duệ danh tướng triều Tây Sơn (1788-1802) Đến thời Nhà Nguyễn (1802-1945), giòng họ ông phải tạm đổi họ Đinh sang họ Nguyễn thành Nguyễn Văn Cát để tránh việc trả thù của vua Gia Long. Trong những bài thảo được ông lưu-truyền lại có những bài như :
  1. Ngũ Môn thảo pháp
  2. Ô Du Tấn nhất thảo pháp
  3. Thiền sư thảo pháp
  4. Tứ hải thảo pháp
  5. Thần-Đồng Thảo-pháp
  6. Yến phi thảo pháp
  7. Xung Thiên thảo pháp
  8. Phụng Hoàng thảo pháp
  9. Lão Mai thảo pháp
  10. Ngọc Trản thảo pháp
- Bài Thiệu, ở đây cũng cần nhấn mạnh, các bài thiệu khi được viết qua chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh cần được hoàn chỉnh về phuơng diện chánh tả trước khi được đem ra phổ biến, đó là sự nghiêm túc trong việc bảo tồn và chấn hưng di sản võ học cổ truyền Việt Nam.
- Nhu thắng cương, kiếm thuật cũng như quyền thuật cổ truyền Việt Nam, thì dựa trên nguyên tắc ‘khứ vu tồn thanh’ và đã được tiền nhân tôi luyện ngoài trận mạc như lấy ít chống nhiều, theo lý thuyết binh pháp ‘dĩ đoản khắc trường, dĩ nhu chế cương’ mà binh lính Tây Sơn từng sử dụng; ngoài ra lấy tịnh trị động theo nguyên lý ‘lưu thủy hành vân’ lưu truyền của Đại Việt. Và kiếm thuật cổ truyền Bình Định Việt Nam chỉ là sự ứng biến trong những cách sử dụng Kiếm.
- Kiếm-thuật Việt Nam và Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng nhưng lại có nhiều điểm rất dị biệt do cách sử dụng kiếm khác nhau. Trong mỗi thế võ của ta đều ẩn chước hoặc chấp, như trong bài thảo Mai Hoa quyền khi ở thế ‘mãnh hổ phi thân’ chuẩn bị phóng tới đối thủ, võ sĩ phải nhấp ngón chân đến bàn chân như dụ đối phương rồi mới bung người lên đá, có khi không đá thẳng trực diện nhưng đá gót chân sau, hoặc không đá gì cả gọi là chấp, khiến địch nhào tới thất thế vấp ngã gọi là ‘đánh địch, địch đỡ bị sa hố’!
Chúng ta có dịp so sánh các bài thảo trong kiếm thuật Trung Hoa như ‘Thái cực kiếm’, ‘Ngũ hành kiếm’, ‘Mai hoa kiếm’, ‘Long hành kiếm’ so với các bài thảo trong kiếm thuật Đại Việt như ‘Thái âm kiếm’, ‘Độc phong kiếm’, ‘Long môn kiếm’, ‘Tiêu phong kiếm’, quý võ sinh trong môn phái sẽ thấy rõ, đó là nghệ thuật kiếm của người Việt áp dụng những cách cầm kiếm chủ yếu là chiêu dụ mới đánh cho dù là theo Chánh thủ kiếm như Loa Bả, Kiềm Bả, Điêu Bả, Áp Bả  hay theo Phản thủ kiếm như Luân, Vân, Xuyên, Quái, Tảo…đều hoàn toàn khác biệt với kiếm thuật Trung Hoa.
Chúng ta chỉ việc so sánh bài thảo ‘Độc long kiếm’ của các võ sư Việt Nam biểu diễn trước kia với bài thảo ‘Thanh long độc kiếm’ pha chế ngày nay, trộn lẫn với kiếm thuật Trung Hoa, sẽ thấy ngay quan điểm võ thuật tương phản nhau; và điều đó đã thể hiện rõ sự biến dạng cả hai nền văn hoá võ thuật Việt tộc và Hán tộc.
Kiếm thuật Trung Hoa dựa trên sự phân chia rõ rệt giữa hai ngành ‘Trạm kiếm’ và ‘Hành kiếm’ cho nên có đến 24 cách sử dụng kiếm như sau :
Tiễn-Bắn(Tên),
02.Thích-Đâm,
03.Phách-Bổ,
04.Khảm-Chém,
05.Liêu-Gọt,
06.Đào-Nấp,
07.Phao-Ném,
08.Lan-Chận,
09.Bằng-Đè,
10.Quái-Chặt,
11.Mạc-Vót,
12. Thác - Giủa
13.Cổn_Lặn,
14.Điểm_Chỉ,
15.Vân_Bọc_(Mây),
16.Điền_Lấp,
17.Xung_Công,
18.Giảo_Siết,
19.Thúc_Buộc,
20.Thác_Nhấc,
21.Đề_Nâng,
22.Điêu_Lừa,
23.Liệt_Xé,
24. Loát_Vuốt.
Kiếm thuật cũng như quyền thuật cổ truyền Việt Nam, thì dựa trên nguyên tắc ‘khứ vu tồn thanh’ và đã được áp dụng ngoài trận mạc như lấy ít đánh nhiều, hoặc theo nguyên lý ‘dĩ đoản khắc trường, dĩ nhu chế cương’ mà binh sĩ Tây Sơn đã dùng, cũng như lấy tịnh trị động trên nguyên tắc ‘Lưu Thủy Hành Vân’ của võ gia truyền Đại Việt. Vì thế, kiếm thuật cổ truyền Bình Định Việt Nam chỉ vạn biến, ứng biến tổng hợp trong các cách sử dụng kiếm.
Ngoài ra khi nghiên cứu hệ phái võ thuật cổ truyền Việt Nam và võ trận vẫn luôn bảo tồn truyền thống cho môn sinh sử dụng binh khí như thời  Trung cổ trong ‘Thập Bát Ban Võ Nghệ’.
       Thời Trung Cổ, binh khí sử dụng trên chiến trường gồm có sáu loại :
  1. Binh khí phát xạ
  2. Binh khí sắc bén
  3. Binh khí cán dài
  4. Binh khí chấn nện
  5. Binh khí đỡ che
  6. Binh khí đặc thù
Ðao thuộc về loại binh khí sắc bén, có lưỡi bản rộng hơi cong và gồm có đơn đao và song đao.
    1. Song đao được chia làm 2 loại song đao và song đoản đao.
    2. Đơn đao được chia ra nhiều loại như trường đao, đoản đao, yêu đao.
Rất tiếc, ngày nay còn có nhiều môn sinh lẫn lộn giữa đao và mã tấu.
  1. Ðao là một loại gươm, có một bề bén và lưỡi cong, thuộc về loại yêu đao. Khi đao có lưỡi bản rộng thì được gọi là đại đao.
  2. Mã tấu thuộc về loại trường có lưỡi bản rộng hơn và cân-lượng nặng hơn đao, cán dài khoäng 40 cm tới 60 cm. Đó là loại binh khí phôi thai từ hổ đầu đao.
Khi xưa người Trung Hoa dùng loại đao bản rộng này để đánh trên ngựa nên gọi là mã đao, người Việt Nam đọc trại ra là mã tấu, sau này mã tấu được sử dụng đánh dưới đất và còn được gọi là trảm mã đao.  Mã tấu được sử dụng bằng một tay hoặc bằng hai tay, trong khi đao chỉ được sử dụng bằng một tay.     
Quả đúng Rồng nào cũng là Rồng, nhưng khi Rồng lộn trong không gian và cả thời gian có khác nhau. Những yếu tố thời lượng, thời tính trên Hữu Thể và Thời gian – To be, or not to be: that is the question. *

Rất tiếc với gần hai mươi năm tù, trong các trại giam Cộng sản chỉ với một động tác biểu hiện có võ chứ đừng nói đến tập luyện đều bị qui kết về tội âm mưu trốn trại, nên tất cả chỉ còn lại trong ký ức với những tòa lâu đài tưởng tượng, vậy nay xin ghi lại đôi dòng trước chuyện ‘treo đầu dê, bán thị chó’, những gì của Tây Sơn hãy trả lại cho Tây Sơn thật chính thống và nếu có dựa vào đó để nhân danh…xin hãy học tập đàng hoàng, nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi mang ra một vấn đề lịch sử của dân tộc trở thành thứ ‘múa may quay cuồng’ có khi nhờ Trung Quốc đóng Quang Trung cuối sạp người xuống dưới 16 chữ vàng cho tình hữu nghị Việt tộc và Hán tộc… Nên thấy lòng áy náy mà viết lên, nếu có gì thiếu sót xin Quý Lão huynh chỉ giáo, mong thay!
Chú thích
*Lễ hội võ Bình Định tổ chức tại Qui Nhơn ngày 01-8-2010

*Hữu thể và Thời gian, Martin Heidegger, Being and Time, is considered to be one of the most important philosophical works of the 20th century by many professional philosophers.

*
William Shakespeare

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét